Tỏi tốt cho sức khỏe nhưng ăn tỏi theo những cách dưới đây sẽ gây bệnh hối hận không kịp.
Ăn Tỏi khi đang uống thuốc
Trong thành phần của tỏi có gây cay nóng, nên nó có thể làm ảnh hưởng tới tác dụng của một số loại thuốc. Nếu bạn đang uống thuốc chống đông máu, thuốc trị bệnh tiểu đường… một số loại thuốc bắc, thuốc nam… thì không nên ăn tỏi để không làm giảm đi tác dụng của thuốc với sức khỏe.
Ăn quá nhiều tỏi
Tỏi là một gia vị cay nóng tăng sức đề kháng tốt cho sức khỏe của bạn, nhưng nó cũng được xếp vào nhóm gia vị cay, ăn nhiều có thể làm mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới chứng chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí còn ảnh hưởng tới thận, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
Chính vì vậy, bạn cũng không nên ăn quá nhiều tỏi nhất là với những nam giới độc thân chưa vợ không nên ăn tỏi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 15g tỏi là đủ không nên ăn quá nhiều.
Những người không nên ăn tỏiNgười bị bệnh đường tiêu hóa kém
Nếu như bạn đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hoặc viêm loét dạ dày thì không nên ăn tỏi. Dù tỏi vốn được mệnh danh là thực phẩm vàng tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn đang mắc bệnh đường ruột bị xung huyết, bệnh càng nặng thêm.
Ngoài ra, với những người bị bệnh gan, thận suy yếu, sức đề kháng kém cũng không nên ăn tỏi bởi nó làm cho gan thận của bạn tăng gánh nặng. Bên cạnh đó, trong tỏi còn kích thích ruột, tăng axit uric trong niêm mạc ruột.
Những thực phẩm kỵ ăn chung với tỏi
Theo Đông y, tỏi có vị có vị cay, tính nóng nên khi tỏi kết hợp cùng những cũng có tính ôn như thịt gà, thịt chó, thịt dê, trứng... sẽ khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến chướng bụng khó tiêu, sinh ra kiết lị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sai lầm khi ăn tỏi
Ngoài ra, khi ăn tỏi cũng không thể ăn kèm cùng một số loại thủy hải sản như cá diếc, cá trắm, tôm, cua... Chính vì vậy, khi kết hợp những thực phẩm này dễ làm tăng co giật đường tiêu hóa, dễ sinh ra giun sán gây trước bụng không có lợi cho sức khỏe của bạn.