Thịt lợn là nguyên liệu phổ biến trong bữa cơm gia đình, nhưng phần nào chứa nhiều dinh dưỡng nhất và thơm ngon thì không phải ai cũng biết.
Thịt lợn thường được chế biến theo nhiều cách khác nhau như kho, rán, hầm, om… Ngoài chợ, siêu thị, thịt lợn được chia thành nhiều phần để bán và giá sẽ khác nhau. Những loại thịt phổ biến là chân giò trước, chân giò sau, thịt thăn, ba chỉ.
Theo Sohu, chuyên gia ẩm thực khuyên nên mua 5 phần thịt dưới đây của lợn để nhận được giá trị dinh dưỡng tốt nhất.
Thịt đùi trước giúp cải thiện hệ miễn dịch. Ảnh Zhihu
1. Thịt đùi trước của lợn
Thịt đùi trước của lợn là phần ngon nhất mọi người nên mua. Bởi thịt đùi chân trước rất mềm, và có hương vị thơm ngon, dù chế biến theo cách nào thì chất lượng thịt cũng không hề giảm đi. Điều này do tần suất chuyển động của hai chân trước của lợn tương đối lớn, vì vậy thịt sẽ không tích nhiều mỡ.
Ăn thịt đùi trước giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, tăng cường canxi, cung cấp collagen cho xương, da, tóc và móng, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch.
2. Thịt móng giò trước
Giò lợn có chân trước và chân sau, hương vị chênh lệch khá lớn. Khi mua móng giò lợn, tốt nhất bạn nên chọn phần móng trước vì lợn vận động nhiều nên sẽ ít mỡ và nhiều nạc.
Theo dinh dưỡng học hiện đại, móng giò chứa rất nhiều chất đạm, chất béo, khoáng chất sắt, phốt pho và các loại vitamin. Người ta ước tính, 100g chân giò có chứa 15,8g protein; 26,3g mỡ; 1,7g chất tổng hợp.
Móng giò heo có tác dụng bổ huyết, thống nhũ, sinh cơ liền sẹo. Chất protein giúp cải thiện hiệu quả chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, protein còn được giúp da đẹp và căng hơn.
Thường xuyên ăn chân giò phòng bệnh chảy máu đường hô hấp, thiếu máu não, hôn mê do mất máu. Hồi phục sức khỏe, thúc đẩy sự trao đổi chất và phục hồi sinh lý bình thường của tế bào nên rất tốt cho người mới phẫu thuật và phụ nữ sau sinh.
Nhờ hàm lượng protein được chuyển hóa thành các axit amino, giúp cải thiện trạng thái căng thẳng, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất ngủ.
3. Thịt vai
Thịt vai là phần nạc xen lẫn vài miếng mỡ mỏng, trông giống như hoa mận nên được gọi là thịt lợn hoa mận. Hương vị của thịt vai tươi và mềm, không hề béo, dù dùng để ăn lẩu hay chiên đều rất ngon.
Hàm lượng dinh dưỡng của thịt vai cao, đặc biệt là protein, lipid, chất béo và các khoáng chất cần thiết để phát triển cơ thể, giúp bạn khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, thịt vai heo có vitamin nhóm B tương đối cao giúp chúng ta dễ tập trung hơn và vitamin khi được bổ sung đầy đủ sẽ chuyển hóa thành glucose phát triển cơ bắp. Việc chế biến và sử dụng thịt heo lành mạnh là món ăn không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày của chúng ta.
Muốn tăng hồng cầu thì không nên bỏ qua thăn lợn. Ảnh: Sohu
4. Thịt thăn
Thịt thăn là phần thịt nạc heo gần như không có mỡ, các thớ thịt dài và có độ kết dính cao. Thịt thăn được cắt ra từ bắp nằm ở phía trước chạy dọc theo sống lưng và gần phía dưới chân sau của lợn. Phần thịt không bị tác động nhiều bởi quá trình hoạt động của lợn, do đó thịt mềm, ngon, không có xương và rất dễ cắt.
Ngoài độ ngon, thịt thăn heo còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Trong thăn lợn có chứa nhiều protein, chất béo bão hòa, vitamin B, sắt… có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào quá trình chuyển hóa và hình thành hồng cầu, tăng hệ miễn dịch. Tuy nhiên trong thăn heo cũng chứa hàm lượng cholesterol khá cao (22%) nên các bạn cũng cần phải lưu ý khi sử dụng.
Hà Vũ
5 cách chế biến thịt lợn không tốt cho sức khỏe
Thịt lợn là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hằng ngày, được chế biến thành nhiều món khác nhau. Tuy nhiên, thịt lợn kỵ với một số loại thực phẩm nên người dân cần lưu ý khi sử dụng.
Thịt chân giò bổ dưỡng nhưng 2 nhóm người phải kiêng kỵ