Thế hệ đi thuê quần áo hàng hiệu

Thay vì bỏ ra số tiền lớn để sở hữu những "bộ cánh" yêu thích, nhiều người trẻ quyết định thuê trên mạng hoặc qua cửa hàng chính hãng với giá rẻ hơn.

Thay vì bỏ ra số tiền lớn để sở hữu những "bộ cánh" yêu thích, nhiều người trẻ quyết định thuê trên mạng hoặc qua cửa hàng chính hãng với giá rẻ hơn.

Thế hệ đi thuê quần áo hàng hiệu

Xu hướng thuê đồ hiệu phổ biến ở Gen Z.

Ở nhờ nhà người lạ qua Airbnb, mượn sách trên Kindle, chia sẻ ôtô của Zipcar là những dịch vụ khá quen thuộc với nhiều người. Nhưng thuê quần áo lại là một trải nghiệm tương đối mới lạ trong thời gian gần đây.

Điều này sắp thay đổi khi hàng loạt thương hiệu và nhà bán lẻ biến tiện ích đó trở thành một lựa chọn khả thi hơn với tệp khách hàng tiềm năng, theo The Guardian.

H&M vừa giới thiệu khu vực cho thuê tại cửa hàng Regent Street được tân trang lại ở London, trong khi M&S thông báo họ đang mở rộng dịch vụ của mình trên nền tảng tính phí Hirestreet.

LK Bennett, John Lewis và Jigsaw cũng đã bắt đầu cung cấp cho khách hàng tùy chọn mượn đồ thay vì mua trực tuyến.

Ở những nơi khác, trang web MatchesFashion vừa tung ra một bản chỉnh sửa trang phục dự tiệc của các nhà thiết kế. Trong đó bao gồm chiếc váy từ Paco Rabanne có giá bán lẻ 2.500 bảng Anh và được thuê trong 4 ngày với giá 219 bảng Anh.

Nếu không muốn mua túi, phụ kiện của Anya Hindmarch, người tiêu dùng có thể cân nhắc mượn chúng với giá 23 bảng Anh/ngày.

Thế hệ đi thuê quần áo hàng hiệu

Các trang phục dạ hội, dự tiệc được quan tâm nhiều nhất trên các nền tảng cho thuê. Ảnh: The Guardian.

Tiết kiệm chi phí

Những người nổi tiếng cũng đang dần chấp nhận cách tiếp cận thời trang theo hướng tuần hoàn này.

Đầu tháng 12, Nữ công tước xứ Cambridge Kate Middleton đã diện chiếc đầm Solace màu xanh lá chanh đến giải thưởng Earthshot ở Boston, được thuê từ nền tảng Hurr với giá 74 bảng Anh.

Diễn viên Priyanka Chopra Jonas và ngôi sao truyền hình thực tế Kourtney Kardashian cũng là những fan của dịch vụ cho thuê.

Toàn bộ tủ quần áo tham gia hội nghị G7 vào năm 2019 của Carrie Johnson, phu nhân cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson, đều là đồ thuê. Ngoài ra trang phục cưới của bà (thuộc nhà thiết kế người Hy Lạp Christos Costarellos) được mượn từ trang web Wardcoat HQ với giá 45 bảng Anh/ngày.

Chi phí thuê thường bằng khoảng 10% giá niêm yết và thời hạn phải trả thường là 4 ngày.

Ngoài ra, các nền tảng này cũng có thêm các khoản phí bảo vệ thiệt hại để bù đắp cho sự cố đổ rượu hoặc khóa kéo bị hỏng.

Người dân ở xứ sở sương mù thích mua sắm quần áo. Theo thống kê từ Wrap, cứ 8 người thì có một người sắm sửa outfit mới mỗi tuần trong khi đồ chưa tháo tem chất đầy trong tủ.

1/4 số trang phục mà họ sở hữu ít nhất một năm chưa được đụng đến.

Thế hệ đi thuê quần áo hàng hiệu

Nhu cầu thuê đồ hiệu ngày càng phổ biến khi chi phí sinh hoạt tăng cao. Ảnh: The Korea Herald.

Thị trường cho thuê chủ yếu được thúc đẩy bởi Gen Z, những người quan tâm đến môi trường và quyền của người lao động nhưng vẫn muốn có diện mạo mới để khoe trên mạng xã hội.

Khi cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt ngày càng tồi tệ, người tiêu dùng đang bị ép phải lựa chọn giữa tính bền vững và giá cả.

Với suy nghĩ này, năm 2022 được chứng minh là thời điểm quan trọng đối với ngành công nghiệp thời trang.

Theo công ty phân tích dữ liệu GlobalData, thị trường quần áo cho thuê ở xứ sương mù được dự báo đạt 142 triệu bảng Anh vào cuối năm, với mức tăng trưởng 62% vào năm 2023 và 164% trong những mốc tiếp theo đến năm 2026.

Mặc đồ đẹp với giá rẻ

Cara (30 tuổi), nhân viên tài chính sống tại London, cho biết cô thích mượn đồ từ những thương hiệu nổi tiếng trên phố để tiết kiệm tiền.

“Với 180 bảng Anh, tôi đã được diện chiếc váy mình muốn”, Cara nói.

Xu hướng này hoạt động theo nhiều cách. Phổ biến nhất là mượn quần áo trực tiếp giữa 2 bên. Nền tảng sẽ tính phí hoa hồng cho chủ sở hữu, thường là khoảng 10-15%, để lưu trữ tủ đồ của họ.

Ngoài ra còn có một dịch vụ khác được gọi là “nhãn trắng” đang ngày càng trở nên thịnh hành. Đây là nơi mà một nhà bán lẻ, chẳng hạn như Jigsaw, sử dụng nền tảng thứ 3 để thực hiện tất cả khâu hậu cần nhưng lại làm cho khách hàng có cảm giác như đang thuê trực tiếp từ trang web của họ.

Với sức hấp dẫn từ các chiến dịch quảng cáo, những dịch vụ này đánh mạnh vào thế hệ Z khi liên tục hiển thị những bộ váy ngắn viền lông vũ từ 16 Arlington, giày cao gót cao chót vót của Prada và chiếc túi nhỏ xíu thuộc Jacquemus.

Thế hệ đi thuê quần áo hàng hiệu

Các trang phục hàng ngày cũng được thuê với số lượng lớn. Ảnh: Courtesy of Nuuly.

Chi phí tăng cao là chất xúc tác cho sự phổ biến của Hirestreet. Ra mắt vào năm 2018, nền tảng trên hiện có hơn 1,5 triệu người dùng. Họ có thể chọn thuê các item yêu thích từ một đến 30 ngày.

“Khách hàng đã phân bổ 5% thu nhập khả dụng của họ cho thời trang trong quá khứ nhưng bây giờ họ cần thêm 3% cho các nhu yếu phẩm. Họ vẫn có nhiều sự kiện phải tham gia nhưng có ít tiền hơn để chi tiêu”, Isabella West, CEO của Hirestreet, nói.

Trong khi hầu hết dịch vụ tập trung vào quần áo cho các sự kiện như tiệc tùng và đám cưới thì sản phẩm của M&S hướng đến trang phục thường ngày với áo hoodie, áo khoác và quần jean ống đứng. Giá dao động từ 39 bảng Anh/5 ngày đến 59 bảng Anh/30 ngày.

“Thị trường cho thuê thường gắn liền với các hoạt động trang trọng nhưng chúng tôi biết 35% khách hàng của M&S quan tâm đến việc tìm đồ mặc cho một dịp bình thường chẳng hạn kỳ nghỉ cuối tuần”, Richard Price, giám đốc điều hành tại M&S, chia sẻ.

Theo Nguồn vietnamnet.vn

Thế hệ đi thuê quần áo hàng hiệu - Tuổi Trẻ

Liên hệ tòa soạn: chuyenlangsao.com@gmail.com