Nhiều nghiên cứu cho thấy, mít chứa rất nhiều vitamin A, C, canxi, kali, magiê và nhiều chất dinh dưỡng khác rất có lợi cho sức khỏe. Ăn mít thường xuyên với một liều lượng vừa phải giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh ung thư, duy trì vẻ đẹp cho làn da…Tuy nhiên không phải bất cứ ai ăn mít cũng tốt.
Dưới đây là một số bệnh dù thèm mít đến đâu thì cũng không được ăn,
Mít là loại quả được nhiều người ưa chuộng. |
>> Không cần đi spa bạn vẫn có làn da trắng sáng chỉ bằng cách này
Bệnh gan nhiễm mỡ
Mít chứa nhiều dinh dưỡng và nhiều vitamin và đặc biệt là nhiều đường. Điều đó đồng nghĩa với việc không tốt cho gan và dễ gây hiện tượng nóng trong người.
Bệnh suy thận mạn
Những người có tiền sử về bệnh suy thận mạn tuyệt đối tránh những thực phẩm chứa hàm lượng kali cao như mít. Vì khi bị bệnh này thì kali sẽ bị ứ đọng dẫn đến tăng lượng kali trong máu. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến đột tử.
Người bị suy nhược, sức khỏe yếu
Người bị suy nhược có thể hay sức khỏe yếu thì không nên ăn nhiều mít. Vì nếu ăn nhiều sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và nguy cơ tăng huyết áp.
Các bệnh mãn tính
Những người có bệnh mãn tính chỉ nên ăn mít với lượng vừa phải thôi. Khi ăn mít thì loại bỏ sạch nhựa và nhai thật kỹ. Tuyệt đối không ăn vào chiều tối.
Cách ăn để phát huy hết giá trị của mít
- Sau khi dùng bữa khoảng 1 tiếng bạn có thể thưởng thức mít như món tráng miệng. Không ăn khi đói sẽ khiến cồn cào dạ dày.
- Không nên lạm dụng ăn quá nhiều mít chỉ ăn với lượng vừa phải tối đa 80g/ngày
- Không nên ăn mỗi mít không trong thời gian dài mà hãy ăn kèm những hoa quả khác để đảm bảo các chất thiết yếu cho cơ thể.
- Ăn mít cần nhai kỹ và không ăn vào buổi tối để tránh ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa của bạn.
- Nếu bị nóng trong hay bị tiểu đường, gan nhiễm mỡ chỉ ăn mít để thưởng thức.
>> Nếu đang tẩm bổ cho con quá nhiều óc heo, thịt cóc bạn hãy dừng ngay